“Nhân viên chỉ làm việc vì tiền” là suy nghĩ sai lầm của Sếp
“Nhân viên chỉ làm việc vì tiền” là suy nghĩ sai lầm của Sếp
Khi tôi nói có nhiều điều tạo ra động lực cho nhân viên ngoài tiền, tôi gặp rất nhiều phản hồi (1 cách gay gắt) kiểu như “ông thôi huyễn hoặc đi, nhân viên làm việc vì TIỀN”. Các phản hồi này đến từ cả Sếp và Nhân viên. Tôi viết bài này để chứng minh với các bạn rằng mệnh đề “nhân viên làm việc vì tiền” là hoàn toàn không đủ.
Dùng tiền làm động lực chính, có ổn không?
Các Sếp thường có niềm tin rằng tiền rất quan trọng, điều này không sai. Tuy nhiên nếu bạn trả nhân viên thu nhập là 10 triệu, đối thủ cũng trả 10 triệu nhưng có thêm những “niềm vui khác” thì sao?
Niềm vui khác có rất nhiều: văn phòng đẹp hơn, sếp tốt hơn, đồng nghiệp hợp hơn …
Ngay cả khi nhân viên của bạn là công nhân, người mà bạn cho rằng chỉ cần làm việc vì tiền, thì đối thủ vẫn có thể có những “niềm vui khác”: xưởng làm việc sạch sẽ hơn, không gian thoáng hơn, ánh sáng tốt hơn, quản đốc dễ thương hơn, nhà vệ sinh sạch hơn, khả năng thăng chức nhiều hơn …
“Nếu bạn cho rằng nhân viên chỉ cần thu nhập tốt là được, thì bạn cần lưu ý rằng luôn có công ty đối thủ cùng mức thu nhập nhưng có thêm nhiều “niềm vui khác” sẽ lấy mất nhân viên của bạn.”
Tất nhiên, nếu công ty có thể trả gấp đôi (20 triệu) thì câu chuyện sẽ thành ra thế này:
Ok, trả thật cao cũng là một chiến thuật hợp lý. Và bây giờ bạn nghĩ rằng chỉ cần công ty trả thật hậu hĩnh là được đúng không? Tôi không cho rằng như vậy!
Bạn nghĩ sao nếu lại tiếp tục có đối thủ cùng “đẳng cấp”. Câu chuyện sẽ lại là …
Kết luận chắc chắn đúng là: doanh nghiệp luôn cần cả thu nhập tốt & “niềm vui khác”
Niềm vui khác, bao nhiêu là đủ?
Hãy xem xét 3 trường hợp sau:
Nhìn hình vẽ, một kết luận hiển nhiên là để cạnh tranh được, doanh nghiệp cần tạo ra động lực từ “niềm vui khác” (ngoài tiền) bằng hoặc lớn hơn đối thủ.
Nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ:
Nếu bạn lại vội vàng kết luận “ah vậy là ta vẫn có thể sử dụng thu nhập thật cao để nhân viên có động lực làm việc, nếu cao hơn hẳn đối thủ thì chúng ta không cần quá nhiềm niềm vui khác, thậm chí là không cần chút nào”, bạn đã mặc lại sai lầm đã nói ở phần trước: luôn có đổi thủ có thể chi trả giống bạn, và họ còn có nhiều “niềm vui khác” cho nhân viên (đây có lẽ là định luật mà bạn khó có thể chối bỏ!).
“Hãy tạo ra “niềm vui khác” nhiều nhất có thể, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh”
Tạo động lực bằng “niềm vui khác” có chi phí rẻ hơn … tiền
Như đã chứng minh ở trên thì đằng nào doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến “niềm vui khác” của nhân viên, vậy tốt nhất chúng ta nên quan tâm đến điều đó ngay từ đầu.
Một lợi ích to lớn khác của “niềm vui khác” là chúng có chi phí … thấp hơn TIỀN rất nhiều và rất dễ làm.
Dưới đây là tình huống mà bạn có thể cạnh tranh nhân sự với một công ty đối thủ chia trả thu nhập ở mức 12 triệu, trong khi của bạn chỉ là 8 triệu!
Có thể bạn không tin, nhưng có những người sẵn sàng làm công việc 8 triệu, bỏ qua công việc 12 triệu từ công ty khác bởi vì tổng giá trị (bao gồm “niềm vui khác”) mà họ nhận được nhiều hơn con số 12 triệu.
Và để tạo ra “niềm vui khác” tương đương “4 triệu”, chúng ta có rất nhiều cách và thường thì chúng tốn ít hơn 4 triệu.
Tháp nhu cầu của Maslow chỉ ra rằng con người có 5 nhóm nhu cầu: vật lý (vật chất), sự an toàn, cảm giác thuộc về (mối quan hệ, xã hội), sự tôn trọng và tự nhận thức (làm việc mình thích, chiến thắc bản thân …).
Chúng ta có thể tạo ra những động lực “phi vật chất” bằng: một môi trường mà nhân viên cảm thấy thuộc về, vui vẻ, thân thiết; sự công nhận từ sếp (một lời khen ngợi …); sự tôn trọng từ đồng nghiệp (ý kiến được lẵng nghe) …
Bạn thấy đó, hầu hết những thứ đó không cần dùng đến tiền.
“Tất nhiên, để nhân viên cảm thấy hài lòng với các động lực từ “niềm vui khác”, chúng ta cần đảm bảo thu nhập của nhân viên không thấp hơn nhu cầu tối thiểu. Bạn sẽ chẳng thế nói rằng “ở đây vui lắm, em hãy làm việc tốt nhé” khi mà lương bạn trả không đủ để nhân viên có một cuộc sống đầy đủ (tối thiểu).”
Động lực từ “niềm vui khác” tăng sẽ kéo theo thu nhập tăng
Khi nói tới việc nên tạo ra động lực cho nhân viên bằng nhiều “niềm vui khác” ngoài tiền, tôi không hề có ý nói rằng tiền không quan trọng. Ngược lại tôi cho rằng tiền rất quan trọng, là điều kiện cần để nhân viên có thể hài lòng và yên tâm làm việc.
Nếu doanh nghiệp bỏ qua việc trả công xứng dáng mà chỉ tập trung vào việc làm cho nhân viên vui, thì đó là sai lầm. Chúng ta luôn phải tạo ra một cơ chế thu nhập có sức cạnh tranh với thị trường.
Điều hay ho ở chỗ, khi “niềm vui khác” dồi dào, thì hệ quả sẽ là thu nhập tăng!
Đến đây, chúng ta sẽ cần hiểu sâu hơn 1 chút về cơ chế động lực.
Có 2 loại động lực chính: Ngoại vi (Extrinsic motivation) và Nội vị (Intrinsic motivation).
Động lực ngoại vi: bạn làm một điều gì đó bởi phần thưởng hoặc sợ hãi bị phạt.
Động lực nội vi: bạn làm một điều gì đó bởi vì bạn tự mình nhận được lợi ích (không phải từ người khác). Ví dụ như sự hài lòng về bản thân. Nhưng “niềm vui khác” thường là động lực nội vi.
Theo các nghiên cứu, động lực nội vi mạnh gấp 3 lần động lực ngoại vi. Và bởi vì bạn đang tạo ra động lực nội vi lớn cho nhân viên, hiệu quả công việc tốt lên theo thời gian là điều tất yếu và thu nhập nhân viên cũng tăng trưởng tương ứng. Chúng ta sẽ thu được kết quả sau:
Trên thực tế, đối thủ của bạn sẽ khó có mức tăng trưởng thu thập nhập từ 10 triệu lên 11 triệu và 12 triệu bởi vì sự thiếu vắng của “niềm vui khác” sẽ làm giảm động lực nội vi và trong dài hạn sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động.
“Điều tệ nhất có thể xảy ra với một doanh nghiệp chỉ tập trung vào động lực ngoại vi là rồi thì mọi chuyện cũng sẽ … dần tệ đi.”
Kết luận
Tôi đã chứng minh với bạn rằng dù muốn hay không, công ty của bạn cũng sẽ cần tạo ra những “niềm vui khác” bên cạnh việc trả lương, thường. Hơn nữa lợi ích của “niềm vui khác” là chúng có chi phí “rẻ” hơn nhiều so với việc chỉ tập trung sử dụng tiền để làm động lực cho nhân viên. Vì vậy, việc chậm chễ công nhận các “động lực ngoài tiền” chỉ làm cho công ty bạn trở nên kém cạnh tranh hơn.
Bất kể bạn có thể chi trả thu nhập tốt đến đâu, luôn có những đối thủ cũng có cơ chế thu nhập tốt ngang bằng, đồng thời quan tâm tới động lực của nhân viên từ nhiều tầng khác nhau của tháp Maslow sẽ chiến thắng công ty bạn trong cuộc đua thu hút nhân tài.
Một lần nữa, hãy xem xét lại những tình huống một công ty sẽ tuyển mộ và giữ chân được nhân viên:
Thu nhập nhân viên lớn hơn thu nhập của công ty đối thủ (nếu bạn tự tin vào điều đó)
Thu nhập nhân viên lớn hơn thu nhập và “niềm vui khác” của công ty đối thủ (nếu bạn tự tin vào điều đó)
Thu nhập nhân viên và lợi ích từ “niềm vui khác” lớn hơn thu nhập của công ty đối thủ
Thu nhập nhân viên và lợi ích từ “niềm vui khác” lớn hơn thu nhập và “niềm vui khác” của công ty đối thủ
Sau tất cả các giải thích trên, bạn vẫn có những nhân viên chỉ làm việc vì tiền thì sao? Bạn nghĩ sao nếu tôi nói những nhân viên đó rồi cũng sớm rời bỏ công ty của bạn để tìm kiếm một nơi nhiều tiền hơn? Họ sẽ chỉ ở lại nếu năng lực của họ chưa cho phép họ rời đi. Liệu bạn có muốn giữ lại 1 người không rời đi chỉ vì anh ta không có năng lực để rời đi không?